Xây nhà gần đình chùa, miếu mạo có hại gì không ?
Nhiều người mang quan niệm rằng, ở gần chốn linh thiêng như đình chùa, miếu mạo, nhà thờ… sẽ có cảm giác rất yên tâm bởi được thần linh che chở do đó là nơi xua đuổi tà ma, quỷ dữ. Tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm.
Thực ra, ở những nơi cận kề đình chùa miếu mạo nhà thờ thì theo thuyết phong thuỷ, đó là những nơi rất không thích hợp cho việc đặt nhà cư trú.
1. Phong thuỷ học truyền thống cho rằng, ở gần những nơi như đình chùa, miếu mạo, nhà thờ, đó là những nơi âm khí nặng nề nhất. Bởi phần lớn các “âm linh” đều tập trung ở nơi đây, đều thuộc đất “Âm sát” bởi vậy mà “âm khí” nặng nhất.
Quan niệm như vậy xem ra không mấy khoa học, nhưng ảnh hưởng của nó thì không thể coi thường. Nhiều người chịu ảnh hưởng của quan niệm thần linh, nếu nhà ở nhìn thẳng vào đình chùa, miếu mạo, nhà thờ, thì trong tâm linh luôn cảm thấy lấn cấn, sợ hãi. Những người như vậy nếu cơ thể vốn không được khoẻ, hoặc vốn tính khá nhạy cảm thì lại càng không nên lựa chọn nhà ở những nơi như vậy. Nếu không sẽ khiến tâm lý luôn bị phủ bóng đen và gánh nặng sợ hãi.
2. Con người thường khi gặp phải bức xúc, u sầu phiền não hoặc gặp phải những trắc trở riêng tư, thường tới những nơi mình cảm thấy linh thiêng như đình chùa, miếu mạo, nhà thờ khấn vái, khẩn cầu thần linh che chở, phù hộ độ trì như trút được gánh nặng trong thâm tâm họ, nơi đó là chốn ngự trị của các đấng thần linh tối cao và cả lũ yêu ma quỷ quái, vậy nên nhà ở cận kề chốn miếu đường là điều không nên, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của cư dân, nhất là với những cháu nhỏ còn “yếu bóng vía”.
3. Nhiều quan niệm cũng cho rằng, bởi đình chùa, miếu mạo, nhà thờ thường được xây cất nơi phong cảnh u tịch, môi trường tốt nhất, toạ lạc nơi phong thuỷ bảo địa, bởi vậy mà dồn tất thảy vượng khí trong vùng, dư khí chẳng sót là bao. Nếu cất nhà ở cận “ghé hơi”, nơi có kết cấu trong mạnh ngoài yếu ấy, sinh khí sẽ bạo lực “thoi thóp”, thì chẳng thể có vận khí tốt. Với môi trường như vậy, nhất là đối với những người sẵn lòng tin tưởng thần linh, đương nhiên là không thích hợp bám trụ, và càng không có lợi cho sức khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn.
4. Đình chùa, miếu mạo, nhà thờ đều thuộc những nơi công cộng, thường tập trung đông đúc con nhang đệ tử, tín đồ, ồn ào đủ mọi thứ âm thanh (tiếng cầu kinh, mõ khua, trống rung, chuông đổ hồi …), môi trường thiếu sự yên tĩnh, bởi vậy đó không phải là nơi cư trú lý tưởng.
5. Nơi đô thị sầm uất, rất nhiều am thờ được thiết lập trong những nhà lầu trong ngõ, môi trường rất ồn ào, uế tạp. Phong thuỷ học cho rằng, ở những nơi thờ cúng ấy dù có khói hương nghi ngút, đèn nến sáng choang cùng tiếng mõ, tiếng cầu kinh râm ran, cũng chẳng phải là nơi giáng lâm của chính thần, chính phật mà có tới thì phần lớn là những thần linh cấp thấp, lại có những kẻ đồng bóng lừa bịp mượn danh thần phật, rêu rao cầu được ước thấy để loè thiên hạ, khiến người ta nhẹ dạ cả tin tưởng thật. Tuy về mặt khoa học mà nói thì chẳng có trở ngại gì với mọi người, nhưng về mặt môi trường nó sẽ tạo nên cảm giác âm u, không có lợi cho sự cư trú cùng sức khoẻ của cả thể xác và tâm hồn của con người.
Cốt lõi của phong thuỷ học truyền thống là chú trọng vào việc nghiên cứu vấn đề trạng thái khí trường, mà 2 loại khí âm dương có cân bằng nhau không, thì đối với sức khoẻ về thể xác và lành mạnh về tâm lý của con người đều có thể sản sinh ảnh hưởng rất lớn. Lý thuyết phong thuỷ cho rằng, nơi cận kề với miếu đường (đình chùa, miếu mạo, nhà thờ …) bởi tập trung quá dầy, quá nhiều khí u oán, tức “Âm khí”, bởi vậy mà sống quá gần những nơi đó là không tốt. Những nơi đó thường làm cho trường khí hoặc năng lượng sát chung quanh bị nhiễm mà ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của cư dân. Qua đó cho thấy tại sao xưa kia các cụ ta thường xây dựng đình chùa biệt lập ngoài cách đồng xa làng xóm một chút.
Có điều, ngày nay dân số ngày một tăng, quỹ đất dành cho thổ cư ngày một thu hẹp, nên xuất hiện cư dân ngày càng tiến sát tới những nơi linh thiêng cấm kỵ, thậm chí có kẻ còn ngang nhiên biến cả đất đình chùa thành đất ở, đó là một thực tế, khó thay đổi. Là những người hiện đại, chúng ta cần có cách nhìn khoa học về vấn đề này. Khi chúng ta thiết lập một thế giới quan khoa học, lấy chính khí áp tà khí, thông thương thì đình chùa, nhà thờ là nơi phong cảnh u nhã, đắc địa, cho ta cảm giác đó là môi trường thích hợp cho sự sinh sống, nhưng phải hiểu rằng đó là nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, là tài sản công cộng, không vì lấy nệ “khoa học” mà xâm phạm.
Leave a Reply